Tin mới nhất FPT Bit là gì? Byte là gì sự khác nhau của Byte và Bit 

Nếu là dân công nghệ hoặc từng sử dụng máy tính thì chắc chắn người dùng đã không còn xa lạ với thuật ngũ Byte và Bit. Vậy nhưng cụ thể Bit là gì? Byte là gì thì không phải ai cũng biết, thậm chí có nhiều người nhầm lẫn về hai thuật ngữ này. 

Nhắc đến những đơn vị đo lượng cơ bản nhất của máy tính thì chắc chắn Byte và Bit rất quen thuộc. Thực tế đây chính là hai đơn vị đo lường trong công nghệ cực kỳ phổ biến và thể hiện những giá trị riêng. Dân chuyên công nghệ thường quá hiểu rõ Bit là gì? Byte là gì và mỗi đơn vị sẽ ứng với trường hợp sử dụng như thế nào. Vậy bạn đã hiểu đúng và đủ về hai đơn vị rất phổ biến này hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tongdaifpt tìm hiểu ngay bây giờ nhé. 

Bit là gì? Byte là gì sự khác nhau của Byte và Bit 

Định nghĩa về thuật ngữ Bit là gì? Byte là gì

+ Bit là gì? 

 Bit là tên gọi viết tắt của từ Binary digIT với ký hiệu là chữ b thường, đây chính là đơn vị được sử dụng để đo lượng đơn vị nhỏ nhất trong khoa học máy tính. Thông thường đơn vị này sẽ được biểu diễn dưới dạng số nhị phân với các dãy số 1 và 0. 

Trong lĩnh vực lập trình máy tính thì các đơn vị này biểu diễn sự chuyển động của luồng thông tin, kết quả sẽ là có/ không hoặc đúng/ sai. 

Bit cũng là đơn vị nhỏ nhất được sử dụng khi lưu trữ thông tin về dung lượng bộ nhớ của thiết bị máy tính, cụ thể như ổ cứng, thẻ nhớ, Ram, USB.

+ Byte là gì? 

Byte được ký hiệu bằng chữ cái B in hoa, nó cũng là đơn vị để thể hiện thông tin lưu trữ trên máy tính. Những dãy ký tự bit cố định và nối tiếp sẽ được gọi là Byte và với 1 Byte có thể biểu diễn đến 256 giá trị của thông tin khác nhau. 

Theo đó, người ta có quy định là 1 Byte sẽ tương ứng với 8 Bit, (1B = 8b). Ví dụ với một câu văn ngắn thì cần phải dùng đến gần 100 Byte, khi số lượng byte cần biểu diễn quá nhiều thì người ta sử dụng các đơn vị đo lường khác cao hơn, tuy nhiên tất cả các đơn vị này đều có thể quy đổi ra Byte với một quy luật nhất định. 

Các trường hợp cần sử dụng Bit và Byte là gì, sự khác biệt 

Các trường hợp nên dùng bit và byte 

Thông thường, khi muốn đo tốc độ hoặc lượng truyền tải thông tin qua các đơn vị viễn thông có thể dùng bit. Nếu như muốn lưu trữ thông tin cũng như biểu hiện dung lượng hiện tại của một thiết bị thì có thể dùng Byte. Thực tế người ta có thể chuyển dữ liệu giữa bit và Byte qua việc tính toán. 

Sự khác nhau của bit và byte 

Ngoài băn khoăn Bit là gì? Byte là gì thì nhiều người còn chưa biết sự khác nhau của hai đơn vị này.  Bit và Byte là hai đơn vị khác nhau nên sự khác biệt rõ ràng nhất được thể hiện ở cách sử dụng. Theo đó bit dùng đo tốc độ truyền tải còn byte chính là thể hiện khả năng lưu trữ. Byte có dung lượng lớn hơn so với bit. Trong công nghệ thông tin thì byte được sử dụng nhiều hơn bởi việc biểu diễn bit quá dài dòng. Tuy nhiên có thể luân chuyển giữa hai đơn vị này cực kỳ đơn giản. 

Bit là gì? Byte là gì sự khác nhau của Byte và Bit 

Cách tính chuyển đổi giữa Byte và Bit 

1Byte sẽ bằng 8 bit do đó khi muốn tính byte sang bit thì chỉ cần nhân giá trị của bite cho 8 và ngược lại nếu muốn tính bit sang byte thì chia số đó cho 8. Thường người ta cũng sẽ thêm những tiền tố trước byte như mega, peta, exa, giga, tera, zetta , yotta với các ký hiệu lần lượt là M, P, E, G, T, Z, Y. 

Khi chuyển đổi, ta có cách như sau 1KB = 1024 byt, đơn vị sau luôn cách đơn vị trước 1024 và tương ứng với các đơn vị sau. Từ đó có thể hình thành bảng quy đổi đơn vị từ Byte cho đến BrontoByte như sau. 

Đơn vị Ký hiệu Quy đổi tương đương
Byte B 8 b
Kilobyte KB 1024 B
Megabyte MB 1024 KB
Gigabyte GB 1024 MB
Terabyte TB 1024 GB
Petabyte PB 1024 TB
Exabyte EB 1024 PB
Zetabyte ZB 1024 EB
YottaByte YB 1024 ZB
BrontoByte BB 1024 YB

Cách theo dõi Bit là gì? Byte là gì 

Trong khoa học máy tính thì bit và byte tựa như ngôn ngữ của máy, gắn với hệ nhị phân và có ứng dụng đặc biệt trong đường truyền của máy tính. Người dùng hoàn toàn có thể theo dõi hai đơn vị này bằng cách đơn giản như sau: 

Bước 1: Mở cài đặt trong máy tính rồi click chuột phải chọn computer 

Bước 2: Chọn lần lượt Manage và Disk Management, khi đó máy tính sẽ hiển thị các thông số như sau:

+ Desk 0: Dung lượng tổng của ổ cứng máy tính.

+ Capacity: Tổng dung lượng ổ của máy tính.

+ Free space: Dung lượng còn lại khả dụng của máy tính.

Nó sẽ được hiển thị dưới dạng các đơn vị  Byte, Kilobyte, Megabyte, Gigabyte, Terabyte. Sở dĩ các giá trị desk 0 và Capacity có sự khác biệt là bởi dung lượng ổ cứng sẽ có một phần không gian cho hệ điều hành máy tính và khi đó OS, ổ đĩa flash không được tính trong dung lượng ổ kính nên desk 0 và Capacity sẽ có khác biệt. 

Như vậy, với thông tin trong bài viết, hẳn bạn đã biết rõ Bit là gì? Byte là gì và cách tính, chuyển đổi cũng như chúng sẽ được sử dụng để làm gì. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *